Việt Phát cung cấp, lắp đặt, tư vấn, chuyển giao công nghệ và các thiết bị vật tý ngành nước.LH: 0932 333 299

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Quy trình hoạt động của máy chấm công vân tay

May cham cong hiện được rất nhiều người quan tâm và ưa chuộng đang trở thành công cụ hữu hiệu, trợ giúp đắc lực trong việc quản lý thời gian làm việc, tự động tính công, giúp giảm thiểu rất lớn khối lượng công việc ghi chép giấy tờ trước đây, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân sự, đặc biệt máy chấm công đang giúp xây dựng hình ảnh làm việc chuyên nghiệp trong mọi loại hình doanh nghiệp hiện nay.Vậy qui trình hoạt động của máy chấm công là gì?
Công nghệ nhận dạng vân tay đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý bởi vân tay có tính duy nhất để nhận diện: Quản lý xuất nhập cảnh, Quản lý Công dân và cụ thể hơn là quản lý Nhân viên, quản lý giờ công thực tế của Nhân viên.
Không giống như máy chấm công bằng thẻ trước đây chỉ cần cắm điện là máy chạy được và có thể sử dụng được ngay. Hệ thống máy chấm công vân tay và thẻ là hệ thống hoạt động dựa trên máy tính kết hợp cả thiết bị đọc, máy tính, phần mềm xử lý và một loạt các thao tác cài đặt ban đầu thì hệ thống mới có thể đưa vào vận hành.
Máy chấm công vân tay đặc biệt thích hợp với mô hình văn phòng, công sở đòi hỏi mức độ bảo mật cao, không cho phép chấm hộ nhau và rất tiện khi sử dụng. Với các nhà máy, do có nhiều công nhân nên số lượng máy vân tay phải nhiều hơn để rút ngắn thời gian chờ đợi khi chấm công (thông thường tốt nhất nên để từ 150 – 200 công nhân / 01 máy quẹt vân tay)

Quy trình hoạt động của hệ thống chấm công vân tay (U160, X628, iclock 260, 3000TID …) như sau:
  1. Lắp đặt Máy chấm công kết nối tín hiệu. Cài đặt phần mềm chấm công lên máy tính.
  2. Khai báo User trên Máy chấm công: Khai báo mã số ID, Khaibáo vân tay. Đối với máy chấm công vân tay,mỗi ID có thể khai báo nhiều ngón tay và tối đa là 10. Thông thường để không làm cho việc xử lý vân tay bị chậm, mỗi người nên khai báo từ 2-3 ngón là được.
  3. Khai báo thông tin nhân sự, thông tin thời gian làm việc trên phần mềm (Định nghĩa thời gian làm việc và các thông tin liên quan, khai báo ca làm việc cho nhân viên…)
    Sau khi thực hiện đầy đủ các công việc trên, có thể bắt đầu sử dụng chấm công.
Khi sử dụng chấm công bằng vân tay, chú ý dùng ngón tay sạch không dính bẩn và nước để chấm công. Ngoài ra, thao tác đặt ngón tay cũng cần lưu ý vì khi chấm công mà đặt ngón tay không giống như ban đầu khai báo có thể dẫn đến máy khó xác nhận. Thời gian máy xác nhận vân tay từ 1-3 giây, tuy nhiên có trường hợp đặc biệt thời gian xác nhận có thể sẽ lâu hơn.
Thiết bị kiểm soát vào – ra kiêm chấm công tích hợp chức năng tự động tính tiền lương hàng tháng” sử dụng công nghệ nhận dạng vân tay : máy chấm công cung cấp một giải pháp chấm công, tính tiền lương nhân viên toàn diện, phù hợp với nhiều mô hình quản lý khác nhau, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu suất lao động, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, tăng tính tự giác chấp hành kỷ luật lao động của nhân viên đồng thời giảm thiểu thời gian trong công việc quản lý.
Máy kiểm soát ra vào ghi nhận thời gian ra vào của từng nhân viên. Hệ thống xử lý sẽ lập các báo cáo, hoặc liên kết với phần chấm công để đưa ra bảng lương chính xác cho mỗi tháng.
Máy kiểm soát ra vào và máy chấm công có nhiều dòng sản phẩm sử dụng công nghệ vân tay. Kích thước và tính năng từng loại tuỳ vào số lượng nhân viên cần quản lý.
Với những thông tin trên mong rằng doanh nghiệp bạn lựa chọn và sử dụng máy chấm công hiệu quả nhất.
Nguồn : dienmayhoanglien.vn/quy-trinh-hoat-dong-cua-may-cham-cong-van-tay.html
Share:

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Sản phẩm máy chấm công thẻ giấy OSIN O200P

Sản phẩm máy chấm công thẻ giấy OSIN O200P sản xuất tại Đài Loan với công nghệ Nhật Bản, thích hợp dùng trong các xưởng, nhà máy,… với số lượng nhân viên đông, châm công nhanh, tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng.
Bảo hành: 12 tháng

Giá Bán máy chấm công : 3.000.000 đ (Giá chưa bao gồm thuế VAT)
Tính năng:
Máy In kim, đầu in rất bền, in được 2 màu ( đỏ & đen )
Khi cúp điện, máy vẫn hoạt động tới 4h (Pin sạc )
Pin bộ nhớ lưu trữ dữ liệu 8 năm
Có chuông nhạc bên trong máy & có thể kết nối với chuông ngoài
In được 6 cột ( 3 ca làm việc )
Tự động dịch cột vào, ra.
Tự động cuốn thẻ in và đẩy thẻ lên.
Phân biệt được ngày hiện tại khi in
Cài được nhiều chương trình làm việc khác nhau
Kích thước: 244 (W) x 123 (H) x 193 (L). Nặng 2.4 kg
Thích hợp cho 100 - 350  nhân viên
Được thành lập từ nhiều năm nay, Điện máy Hoàng Liên trở thành người đi đầu trong lĩnh vực máy chấm công, máy văn phòng, sản phẩm của chúng tôi được các khách hàng đánh giá cao bởi chất lượng của sản phẩm cao và dịch vụ tốt. Đến với chúng tôi bạn có thể tiết kiệm chi phí quản lý của doanh nghiệp , quản lý thời gian làm việc của nhân viên 1 cách nhanh chóng , hiệu quả , chính xác,nâng cao ý thức của người lao động.
Share:

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấm công

Máy chấm công là một thiết bị rất hữu hiệu trong các doanh nghiệp hiện nay. Khi sử dụng máy chấm công, chúng ta hay gặp đa số các lỗi thường gặp là hay rơi vào lúc nhân viên sử dụng máy chấm công chưa hiểu rõ cách sử dụng, dùng không đúng cách. Nắm bắt các lỗi thường gặp này sẽ giúp người dùng nhanh trí xử lý lỗi, tiết kiệm thời gian chấm công đồng thời nâng cao tuổi thọ cho máy.
Thứ 1 : Vân tay đã được đăng ký, thiết bị báo không nhận vân tay.
- Nguyên nhân chính là do vị trí đặt vân tay lúc đăng ký vân tay và vị trí đặt vân tay lúc chấm công khác nhau nhiều.
- Khắc phục : đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. Nếu vẫn không được thì đăng ký lại vân tay đó với yêu cầu lúc đăng ký, vân tay phải được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận.  Nên chọn ngón tay có vân tay rõ nét, không bị xước. Thông thường chọn ngón tay có hoa tay là tốt nhất.

thứ 2: Vân tay của nhân viên quá mờ, nhiệt lượng cơ thể yếu
Đối với một số chị em phụ nữ phải làm những việc giặt là, vân tay mòn hoặc hay bị bong da, các chị khi mang thai, hoặc một số trường hợp công nhân làm việc trong môi trường bào mòn da thì khi đã đăng ký vân tay lên máy chấm công, nhưng sau đó một thời gian chấm công thì máy liên tục báo không nhận, “xin thử lại” liên tục.
Đối với trường hợp này, việc khắc phục để chấm công bằng vân tay là rất khó, giải pháp các doanh nghiệp hay sửa dụng trong trường hợp này là trang bị máy chấm công vân tay tích hợp cả chức năng chấm công bằng thẻ cảm ứng. Những nhân viên nào không thể chấm công bằng vân tay thì công ty cấp cho 1 thẻ cảm ứng và chấm công bằng thẻ cảm ứng.
thứ 3: Phần mềm tính công không tính công cho nhân viên đi làm.
Kiểm tra dữ liệu thô, nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công. Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên, khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định chấm công. Đảm bảo nhân viên đi làm đúng ca, không vi phạm các quy định bị coi là vắng mặt.
thứ 4: Vân tay bị thay đổi theo thời tiết
Khi đăng ký vân tay lên máy chấm công, vân tay có thể căng đều và bình thường nhân viên chấm công bình thường. Xong khi vào mua đông, hoặc gặp trời mưa, nhân viên đi dưới mưa về, tay thường hay co lại và khi đặt tay lên mắt đọc vân tay của máy chấm công, máy liên tục báo “xin thử lại” và không nhận vân tay.
Trong trường hợp này, bạn hãy lau khô tay, và xoa hai tay vào nhau cho ấm tay nhằm mục đích để da tay giãn ra và căng đều như bình thường, sau đó bạn mới chấm công.
Trên đây là một số lý do hay gặp nhất khi chấm công không thành công và cách khắc phục, Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Máy chấm công vân tay loại nào tốt? Mua ở đâu là đảm bảo?
Nguồn: dienmayhoanglien.vn/nhung-loi-thuong-gap-khi-su-dung-may-cham-cong.html


Share:

Máy làm đá viên nhà hàng

Bài viết đọc nhiều

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog